Đối với mặt hàng in ấn túi giấy, bao bì giấy thì thường có nhiều công đoạn sau in hơn những loại hang khác, nhưng những công đoạn này chỉ áp dụng cho các loại hình in túi giấy, in bao bì giấy bằng giấy trắng như couche, ivory, briston… còn giấy tái chế, kraf hay giấy xi măng thì ít dùng hơn. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về các công đoạn gia công sau in để tiện lựa chọn cho phù hợp với ấn phẩm của doanh nghiệp mình:
– Cán màng: Sau khi ấn phẩm được chuyển từ bộ phận in qua, thì khâu cán màng là công đoạn đầu tiên của gia công. Tại đây, ấn phẩm túi giấy hay bao bì giấy được tráng lên 1 lớp nilong mỏng, rất mỏng nhưng đủ độ dai chắc để chống trầy xước và chống nước trong suốt quá trình gia công tiếp theo hoặc khi sử dụng. Ấn phẩm được thêm vào một lớp màng trông sẽ cao cấp hơn. Với túi giấy chúng ta chỉ cần dùng màng nilong bóng hoặc mờ thông thường, màng bóng thì sáng hơn còn màng mờ thì sang trọng hơn, nhưng đối với các mặt hàng in ấn khác như tem nhãn cho đồ dùng ăn uống thì bắt buộc phải sử dụng màng thực phẩm để đảm bảo sức khỏe con người. Và lẽ tất nhiên, màng thực phẩm có chi phí cao hơn nhiều lần so với màng nilong.
– Bế hình túi: Khâu bế là khâu mà nhiều khách hàng bị lầm tưởng, họ luôn ting tưởng rằng nhà in sẽ có những loại túi trắng dán sẵn theo kích thước họ muốn, sau đó, khi họ đặt hàng, nhà in sẽ mang những cái túi đó đi in lên thông tin bên họ. Nhưng không đúng, dạ thưa đó là suy nghĩ sai lầm thưa quý khách hàng. Mặt hàng in túi giấy, in bao bì giấy được in trên 1 tờ giấy lớn, có thể là 79 x 109 cm – kích thước rất lớn đúng không ạ? Trên này sẽ in theo file thiết kế của khách hàng, có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, phối màu và hình ảnh theo yêu cầu. Sau khi in xong, nguyên tờ giấy bự đó mới được chuyển qua bộ phận cán màng, tiếp đó bộ phận bế hình thành phẩm. Tại đây, tờ giấy đó được lên khuôn đã làm sẵn, rồi cắt bế theo hình yêu cầu tạo thành túi giấy khi dán lại. Các nhân viên kỹ thuật ở khâu này phải đảm bảo là lành nghề, nhiều kinh nghiệm, đây là công đoạn quan trọng và dễ xảy ra sự cố nhất trong toàn quá trình gia công.
– Công đoạn dán: Theo sát sau khâu cắt bế chính là khâu dán, hàng được cắt bế xong chuyển qua bộ phận dán thành phẩm, có thể lựa chọn dán tay hoặc dán máy tùy thuộc vào số lượng và kích thước thực tế của túi giấy. Dán máy thì nhanh hơn nhưng lên máy tốn nhiều keo, seup lâu nên phù hợp với những loại túi vừa khổ máy và có số lượng lớn. Còn lại những loại túi hay bao bì giấy với số lượng ít hoặc kích thước lớn hơn khổ máy thì chúng ta sử dụng dán tay.
– Đục lỗ, dán mắc cáo, xỏ dây: Cả 3 công việc đục lỗ, dán mắc cáo và xỏ dây đều ở cùng 1 khâu gia công: Đục lỗ là có nhân viên sử dụng máy đục lỗ cho từng cái túi giấy, công đoạn này bắt buộc làm từng cái, không nhanh hơn được, khi đục lỗ xỏ dây mặc định ở máy chạy ra 1 mắc cáo bằng nhôm dính luôn vào túi giấy, vậy là chúng ta đã xong cả 2 khâu đục lỗ + mắc cáo. Tiếp theo túi giấy đó được chuyển xuống bộ phận bỏ dây, tại đây các công nhân xỏ dây được ấn định màu và độ dài nhất định vô túi giấy, và sau công đoạn này ấn phẩm được xem là hoàn thiện, chuyển qua bộ phận đóng gói, giao hàng.
Vậy là sau khi tìm hiểu hơn về các khâu gia công trong in túi giấy giá rẻ thì các bạn thấy mặt hàng này phải làm bằng tay khá nhiều. Nó vừa có nhiều công đoạn lại phải làm bằng tay, đó cũng là lý do chính mà thời gian sản xuất túi giấy lâu hơn cá mặt hàng khác, thường là 7 ngày làm việc mới xong hàng. Nếu quý khách hàng cần hàng sớm hơn, hãy liên hệ và trao đổi ngay tại thời điểm đặt hàng để không làm lỡ hoạt động kinh doanh của quý khách.